Gỡ nút thắt lúa gạo

01:55 | 19/03/2014

Trên cơ sở chiến lược toàn vùng, FAO khuyến khích, hỗ trợ các nước thành viên rà soát điều chỉnh hoặc xây dựng chiến lược lúa gạo của nước mình phù hợp với xu thế chung, đáp ứng điều kiện đặc thù của mỗi nước.

Tại Hội nghị vùng châu Á và Thái Bình dương (TBD) của Tổ chức Lương nông Liên hiệp quốc (FAO) lần thứ 32 tổ chức tại Ulaanbaatar, Mông Cổ từ 10-14/3/2014, FAO công bố “Chiến lược lúa gạo để đảm bảo an ninh lương thực bền vững cho châu Á - TBD”.

Hà Nội 2012: Điểm xuất phát của Chiến lược

Điểm xuất phát của việc xây dựng Chiến lược lúa gạo này là Hà Nội, nơi đã diễn ra Hội nghị FAO vùng châu Á - TBD lần thứ 31 vào tháng 3/2012. Vào thời điểm đó trước ám ảnh của cuộc khủng hoảng lương thực thế giới xảy ra vào năm 2008 gây nhiều bất ổn chính trị - xã hội cho một số nước, các nhà lãnh đạo nông nghiệp các quốc gia trong khu vực đã đề xuất FAO xây dựng một chiến lược lúa gạo cho vùng để giúp các nước tham khảo xây dựng chiến lược và chính sách lúa gạo cho mình.

Đáp ứng yêu cầu này, trong năm 2013 các chuyên gia FAO đã nghiên cứu, xây dựng Chiến lược với sự tư vấn của nhóm chuyên gia quốc tế ngoài FAO do Giáo sư M.S. Swaminathan đứng đầu (ông là cha đẻ của cuộc cách mạng xanh Ấn Độ và nguyên Tổng giám đốc Viện Lúa quốc tế IRRI).

Bối cảnh ngành lúa gạo châu Á - TBD

Châu Á - TBD là nơi sản xuất và tiêu thụ 90% lượng lúa gạo của thế giới. Gạo là thực phẩm cho 3 tỷ người trên thế giới và là thực phẩm chủ yếu ở châu Á. Lúa gạo gắn liền với đời sống nông dân và ổn định chính trị - xã hội của nhiều nước (ví dụ lúa gạo đang gắn liền với khủng hoảng chính trị hiện nay của Thái Lan).

Hiện tại ở châu Á - TBD có 140 triệu hộ nông dân sản xuất lúa trên 144 triệu ha, bình quân khoảng 1 ha/hộ (đối với Việt Nam 0,5 ha/hộ) làm ra sản lượng 650 triệu tấn lúa/năm. Trong nhiều thập kỷ qua, lúa gạo đã đóng góp tích cực cho an ninh lương thực khu vực, xóa đói giảm nghèo và là nguồn sinh kế của nông dân.

Hiện nay và tương lai do sự phát triển và sự thay đổi cơ cấu kinh tế đang diễn ra nhanh chóng xuyên suốt khu vực châu Á - TBD, ngành lúa gạo cần thiết có những đổi mới để thích ứng với những thay đổi này. Những thách thức mà ngành lúa gạo khu vực cần vượt qua để đổi mới bao gồm:

1. Ảnh hưởng tiêu cực của sản xuất lúa đối với môi trường do lạm dụng vật tư có nguồn gốc hóa học (phân bón, thuốc trừ sâu bệnh), sử dụng quá mức nguồn nước ngọt. Hệ quả là sự tăng trưởng năng suất và hiệu quả sản xuất lúa suy giảm, môi trường bị ô nhiễm, suy giảm đa dạng sinh học, tác động tiêu cực đến biến đổi khí hậu do làm tăng phát thải khí nhà kính.

2. Sự suy giảm nguồn tài nguyên cho sản xuất lúa bao gồm đất lúa, nguồn nước ngọt, lao động do quá trình phát triển của công nghiệp hóa, đô thị hóa cùng với quá trình thay đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và do biến đổi khí hậu gây ra.

3. Thu nhập thấp của nông dân trồng lúa chưa có lối thoát do bị trói buộc bởi qui mô nông hộ sản xuất nhỏ và tách rời họ với chuỗi giá trị lúa gạo. Sản xuất lúa giúp vượt qua được đói nhưng gắn liền với nghèo. Tính thiếu hấp dẫn của nghề trồng lúa đã không tạo ra một thế hệ nông dân sản xuất lúa trẻ có kỹ năng mà hiện nay nông dân trồng lúa phần lớn là người cao tuổi và xu hướng ngày càng già hơn.

4. Sự thay đổi về chất lượng của khẩu phần ăn do kinh tế phát triển, tỷ trọng lượng gạo trong khẩu phần ăn giảm nhưng yêu cầu chất lượng và giá trị dinh dưỡng của lúa gạo gia tăng.

Trong bối cảnh trên, nhu cầu tiêu thụ gạo của châu Á - TBD vẫn tiếp tục tăng do dân số tăng dù mức tiêu thụ trên đầu người giảm. Theo tính toán của FAO và các tổ chức khoa học quốc tế, đến 2030, lượng gạo tiêu thụ thế giới khoảng 500-535 triệu tấn tức bình quân mức tiêu thụ gia tăng hàng năm khoảng 1%.

Trong điều kiện diện tích trồng lúa giảm, để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ gạo gia tăng, năng suất lúa cần tăng 1,2 – 1,5% trên năm (những năm gần đây năng suất lúa thế giới chỉ tăng khoảng 1% trên năm so với 2% trong thời kỳ đầu của cách mạng xanh).

Trước những thử thách trên, nếu không có các chính sách và biện pháp phù hợp, an ninh lương thực của khu vực sẽ bị ảnh hưởng dẫn đến bất ổn khu vực. Trong tương lai vị trí lúa gạo ở châu Á - TBD về kinh tế sẽ giảm do thay đổi cơ cấu kinh tế nhưng vị trị chính trị - xã hội của lúa gạo vẫn quan trọng và lúa gạo vẫn còn là một “ngành hàng chính trị”.

Trụ cột của Chiến lược

Từ bối cảnh nêu trên, Chiến lược lúa gạo của FAO cho vùng châu Á - TBD nhằm tháo gỡ các nút thắt của ngành lúa gạo khu vực để đem lại “an ninh lương thực và dinh dưỡng và sự phồn vinh cho nông dân trồng lúa và người tiêu dùng từ một ngành lúa gạo đổi mới, năng động và sáng tạo đạt năng suất, hiệu quả cao và bền vững môi trường”. Chiến lược dựa trên các trụ cột chính sau đây:

1. Chuyển sản xuất lúa sang hướng thâm canh bền vững để tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả nhưng không làm tổn hại đến môi trường, hạn chế tác động của sản xuất lúa làm tăng biến đổi khí hậu.

Biện pháp trung tâm của thâm canh bền vững theo phương châm “Giảm và Tăng” (Save and Grow) của FAO, trong đó đối với thâm canh lúa Giảm chủ yếu gồm: lượng hạt giống, phân hóa học, thuốc trừ sâu bệnh, nước và lao động. Tăng gồm năng suất, chất lượng và giá trị dinh dưỡng, hiệu quả và thu nhập nông dân.

Thâm canh lúa bền vững gắn liền cơ giới hóa để đưa sản xuất lúa tiến đến sản xuất công nghiệp (công nghiệp hóa, hiện đại hóa sản xuất lúa). Để thực hiện thành công biện pháp “Giảm và Tăng” cần phát triển, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới và các chính sách thích hợp để khuyến khích sản xuất lúa bền vững.

2. Nâng cao hiệu quả chuỗi giá trị của lúa gạo từ sản xuất đến tiêu thụ theo hướng giảm thất thoát trong và sau thu hoạch, nâng cao chất lượng và an toàn thực phẩm, đa dạng sản phẩm từ lúa gạo, giảm các khâu kinh doanh trung gian, thu hẹp khoảng cách từ người sản xuất lúa đến người tiêu dùng, đảm bảo công bằng về lợi ích của các thành viên trong chuỗi giá trị.

Nâng cao chuỗi giá trị lúa gạo cần sự đầu tư nhà nước về hạ tầng nhất là cho khâu sau thu hoạch và đặc biệt là sự tham gia của của doanh nghiệp và hình thành cơ chế hợp tác công - tư.

3. Giải quyết bài toán về thu nhập cho nông dân nhỏ trồng lúa, trước nhất tạo điều kiện để tích tụ ruộng đất hữu hình hoặc vô hình. Tích tụ hữu hình để tập trung ruộng đất như kiểu châu Âu hoặc châu Mỹ khó hình thành ở châu Á do sự khác biệt về điều kiện tự nhiên, nhưng có thể phát triển các loại hình tích tụ đa dạng khác, gần đây dạng tích tụ vô hình theo hướng hợp tác, liên kết, sản xuất theo hợp đồng,... để biến nông dân nhỏ thành sản xuất lớn đang có xu hướng phát triển ở một số nước (“cánh đồng mẫu lớn” của Việt Nam thuộc dạng này).

Ngoài ra, thu nhập nông dân nhỏ trồng lúa lệ thuộc vào việc thay đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, ví dụ nếu giảm 2/3 số người trồng lúa do họ được hỗ trợ để có việc làm khác thì quy mô diện tích lúa/nông dân tăng 3 lần, vì vậy phát triển và thay đổi cơ cấu kinh tế nông thôn là chỗ dựa cho sản xuất lúa.

Cơ sở vật chất để phục vụ cho tích tụ ruộng đất cần được nhà nước đầu tư để nông dân có điều kiện về vốn, ứng dụng khoa học công nghệ và cơ giới hóa để tiết kiệm chi phí sản xuất, áp dụng sấy lúa, tồn trữ lúa hoặc tham gia sâu vào chuỗi giá trị, hình thành lớp nông dân hiện đại như thương nhân, qua đó thu hút được thanh niên và phát huy vai trò của phụ nữ trong sản xuất lúa. Các cơ chế đặc biệt hỗ trợ nông dân để ứng phó với rủi ro do thiên tai hoặc thị trường cần thiết được thiết lập.

4. Phát triển lúa gạo cần đóng góp cho sự bền vững của môi trường, trong đó một mặt giảm thiểu tác động tiêu cực của sản xuất lúa đối với môi trường và biến đổi khí hậu, mặt khác áp dụng các giải pháp trong sản xuất lúa để thích nghi với biến đổi khí hậu (gia tăng nhiệt độ, xâm mặn, thiếu nước và hạn hoặc úng ngập).

Phát huy mặt tích cực của hệ sinh thái lúa nước về khả năng cung cấp các dịch vụ sinh thái hữu ích (cung cấp sản phẩm nông nghiệp, điều tiết môi trường, đa dạng sinh học, văn hóa và di sản). Phát triển cơ cấu sản xuất nông nghiệp bền vững có lúa theo hướng luân canh lúa - cây trồng cạn, lúa kết hợp thủy sản, chăn nuôi hoặc lâm nghiệp.

5. Cải thiện thị trường lúa gạo nội địa và quốc tế về tính hiệu quả, sự tin cậy và công bằng, đảm bảo giá cả và nguồn cung ổn định, người thu nhập thấp có thể tiếp cận tiêu thụ; hình thành hệ thống thông tin thị trường lúa gạo và hợp tác khu vực.

Theo Bùi Bá Bổng

Nông nghiệp Việt Nam

chung cư gamuda, biệt thự gamuda, liền kề gamuda, chung cư goldseason, chung cư valencia, chung cư imperia sky garden,Imperia Sky Garden, Imperia Sky Garden 423 Minh Khai,

Biệt Thự Gamuda Gardens,Biệt Thự Gamuda Gardens,Chung Cư 317 Trường Chinh,Chung Cư 36 Hoàng Cầu – D’. Le Pont D’or,Chung Cư C3 Lê Văn Lương,Chung Cư Capital Garden – 102 Trường Chinh,Chung Cư Dolphin Plaza – Mỹ Đình,Chung Cư D’. PALAIS DE LOUIS,Chung Cư Dương Nội – Xuân Mai Sparks Tower,Chung Cư Ecolife Capitol Lê Văn Lương,Chung Cư Ecolife Capitol Lê Văn Lương,Chung Cư Gamuda Gardens,Chung Cư Goldmark City – 136 Hồ Tùng Mậu,chung cư gold season 47 nguyễn tuân,chung cư gold season,Chung Cư GoldSeason 47 Nguyễn Tuân,Chung Cư GoldSilk Complex,Chung Cư Hải Đăng City – HD Mon City,CHUNG CƯ HÒA BÌNH GREEN CITY,Chung Cư Hoàng Thành Tower,Chung Cư Home City – Trung Kính,Chung Cư Imperial Plaza 360 Giải Phóng,Chung Cư Imperial Plaza 360 Giải Phóng,Chung Cư Mandarin Garden,Chung Cư MBLand – 219 Trung Kính,Chung Cư Modern Interior 41 Lê Văn Lương,Chung Cư Mulberry Lane,Chung Cư Nam ĐồngTower – Sunrise Tower – 187 Tây Sơn,Chung Cư Park Hill Times City,Chung Cư Seasons Avenue,Chung Cư Sky City – 88 Láng Hạ,Chung Cư Thạch Bàn ,Chung Cư The Artemis,Chung Cư The Legend Tower 109 Nguyễn Tuân,Chung Cư The Two Residence,Chung Cư The Two Residence,Chung Cư Times City,Chung Cư Valencia Garden,Chung Cư Vinhomes Nguyễn Chí Thanh,Khu Đô Thị The Manor Central Park,Khu Đô Thị The Manor Central Park,Tiểu Khu PARK VIEW RESIDENCE,chung cư HDI sunrise,vinhomes dragon bay Hạ Long,vinhomes dragon bay,VINHOMES GARDENIA CẦU DIỄN,Dự án Vinhomes Dragon Bay Hạ Long, Imperia Sky Garden, Chung cư The Golden Palm Lê Văn Lương, dự án tân hoàng minh trần duy hưng, chung cư riverside garden 349 vũ tông phan, chung cư the link ciputra
Chung cư central point, Chung cư CT36 định công, Chung cư Athena Complex 379, Biệt thự dương nội, Chung cư Times City, Chung cư Vinhomes Nguyễn Chí Thanh, Chung cư Home City Trung Kính, Chung cư The Golden An Khánh, Chung cư Tabudec Plaza, Chung cư Sapphire Palace, Chung cư Star Tower 283 Khương Trung, Chung Cư CT3 Cổ Nhuế, Chung cư Vinhomes Arcadia Cầu Diễn, phục hồi tóc hư tổn, in thẻ nhựa, Chung cư 36 Phạm Hùng, Chung cư Capital Garden, Dự án Xuân Phương Viglacera, Chung cư Golden Palace Lê Văn Lương, Chung cư Lạc Hồng Lotus, Chung cư Five Star Garden, Chung cư Sun Square, Chung cư Green Pearl 378 Minh Khai, Chung cư Diamond Blue 69 Triều Khúc, chung cư Vinhomes Trần Duy Hưng, Chung cư Vinhomes trần Duy hưng, Chung cư Thăng Long Number One, Biệt thự Giao Lưu
biệt thự liền kề hà nội, đánh giá dự án bất động sản hà nội, gamuda land, báo nhà đất, bất động sản g5, tin tức bất động sản, Biệt thự Vinpearl

Chung cư helios Tower Vinhomes Gardenia Chung cư Goldmark City The RainBow 8X Dự án Canta Park Tân Bình Vinhomes Central Park Chung cư Century Chung cư Diamond Lotus Lake View Chung cư SSG Tower Chung cư Sunrise City Chung cư The One Sài Gòn Chung cư Centa Park Dự án Goldmark City Chung cư 87 Lĩnh Nam Chung cư 88 Láng Hạ Chung cư Cầu Diễn Chung cư Hải Đăng City Chung cư Imperia 360 Giải Phóng Chung cư Royal City Chung cư Ruby Tower Chung cư Jamona Golden Silk Vinhomes Golden River Chung cư Goldseason Chung cư Goldsilk Complex Dự án The Sun Avenue Thiết kế biệt thự ecopark Thiết kế nội thất royal city Vinhomes Gardenia Vinhomes ba son Vinhomes Gardenia Cầu Diễn Vinhomes Mễ Trì Chung cư 93 lò đúc Dự án Chung cư Goldmark City Chung cư Vista Verde Chung cư Samland Airport Chung cư gamuda the two chung cư tincom city 360 giải phóng Khu đô thị park city Chung cư tây hồ residence Chung cư golden an khánh Chung cư Mon City Căn hộ An Gia Riverside Căn hộ 8X RainBow masteri thảo điền căn hộ full house căn hộ carillon 2 tân phú Chung cư the sun avenue chung cư 283 Khương Trung Chung cư Gemek Premium Goldmark city 36 hồ tùng mậu Chung cư 60B Nguyễn Huy Tưởng HD Mon City Mỹ Đình Chung cư Imperia Garden Dự án 60B Nguyễn Huy Tưởng Vinhomes Liễu Giai chung cư the vetsta Biệt thự Trung Yên Chung cư Anthena Complex Chung cư địa ốc Chung cư Thành An Tower udic riverside 122 vĩnh tuy hacinco complex lê văn lương chung cư green stars Chung cư Kim Lũ Chung cư Mon city chung cư diamond lotus Dự án 69 Thụy Khuê Condotel Grand World căn hộ Vinhomes Ba Son Chung cư The Gold View vinhomes trần duy hưng chung cư vinhomes central park dự án vinhomes gardenia goldseason 47 nguyễn tuân Chung cư GoldMark City Căn hộ saigonres Plaza Căn hộ saigon panorama Central coast đà nẵng Grand World Phú Quốc Biệt thự Premier Village Hoa Phượng Vinhomes Riverside Chung cư Ecolife tây hồ Vinhomes Times city Chung cư Handi resco Hacinco lê văn lương chung cư vp6 linh đàm tân hoàng minh hoàng cầu Anh Đào Vinhomes Riverside Hoa Lan Vinhomes Riverside Chung cư Valencia Chung cư Ecolife Capitol Biệt thự vinpearl Căn hộ phú hoàng anh Cho thuê văn phòng Vinhomes Nguyễn Chí Thanh Dự án King Center Căn hộ Melody Residences

Chung cư an bình city giá tốt, view hồ, tiện ích hiện đại

Trung tâm sản xuất lồng công nghiệp, lồng nuôi thỏ, lồng nuôi chim bồ câu số lượng lớn. Giới thiệu sản phẩm mới đó là máy ép cám viên mini hộ gia đình, giúp tăng năng suất lao động, giảm chi phí thức ăn. Máy làm cám uy tín, giá rẻ, miễn phí ship hàng toàn quốc. Nhận đào tạo, hướng dẫn giải pháp phục hồi tóc hư tổn tận gốc chỉ sau 1 tuần

Các tin khác

   
Xem tin theo
   
 
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN DABACO VIỆT NAM
Địa chỉ : Số 35 - Đường Lý Thái Tổ  - Thành Phố Bắc Ninh - Tỉnh Bắc Ninh
Điện thoại : (0222) 3826077 - 3895111. Fax : (0222) 3826095 - 3825496
@2012 Bản quyền thuộc về Dabaco.com.vn. Ghi rõ nguồn dabaco.com.vn khi phát hành lại thông tin từ Website này

Số thành viên online  173      

Số lượt truy cập  25.057.509    

Thiết kế web:FINALSTYLE